Giải bài toán như thế nào – G.Polya

Thông tin sách:

– Tác giả: G.Polya

– NXB: Nhà xuất bản Giáo dục

– Sách khổ 14,5×20,5cm; 232 trang 

– Năm xuất bản: 1997

 

Một phát minh khoa học lớn cho phép giải quyết một vấn đề lớn, nhưng ngay cả trong việc giải một bài toán cũng có ít nhiều phát minh. Bài toán mà anh giải có thể là bình thường, nhưng nếu nó khêu gợi được trí tò mò và buộc anh phải sáng tạo, và nếu tự mình giải lấy bài toán đò thì anh sẽ có thể biết được cái quyến rũ của sự sáng tạo cùng niềm vui thắng lợi.

Những tình cảm nhưu vậy đến một tuổi nào đó, có thể khuấy động sự ham thích công việc trí óc và mãi mãi để lại dấu vết trong cá tính của người làm toán.

Thành thử người thấy dạy toán có rất nhiều thuận lợi. Nếu như người thầy dùng tất cả thì giờ cho học sinh làm những bài tập tầm thường thì sẽ làm học sinh mất hết hứng thú, làm trở ngại cho việc phát triển trí tuệ của họ và như vậy đã không biết sử dụng những thuận lợi của mình. Nhưng nếu người thầy khêu gợi được trí tò mò của học sinh bằng cách cho học sinh những bài tập hợp trình độ, giúp họ giải các bài toán bằng đặt ra câu hỏi gợi ý, thì người thầy có thể mang lại cho họ cái hứng thú của sự suy nghĩ độc lập và những phương tiện để đạt được kết quả.

Người học sinh cũng có những thuận lợi đặc biệt. Tất nhiên những thuận lợi này sẽ mất đi nếu người học sinh xem toán học như là một môn học mà sau kỳ thi cuối cùng thì càng quên nhanh càng tốt. Ngay đối với một học sinh ít nhiều có khiếu về toán, những thuận lợi đó cũng có thể mất đi bởi vì cũng như những người khác, bản thân anh ta phải tự thấy được năng khiếu và sở thích của mình. Mà nếu như không bao giờ ăn bánh nhân đậu thì anh ta không thể biết được là mình có thích thứ bánh đó không. Nhưng có thể là anh ta sẽ phát hiện ra rằng một bài toán cũng hấp dẫn như một bài đó chữ ngang dọc, hay một công việc trí óc căng thẳng cũng có thể xem như một trận đấu bóng hào hứng. Chừng nào mà người học sinh đã thích thú toán học thì khó mà quên được môn đó và rất có thể là toán học sẽ chiếm một vị trí nhất định trong cuộc đời anh ta. Anh ta cũng có thể yêu toán một cách tài tử, hoặc sử dụng toán làm công cụ trong công tác chuyên môn, hoặc cũng có thể lấy đó làm nghề nghiệp hay tham vọng chính của đời mình.

Tác giả nhớ lại hồi còn là một sinh viên có khá nhiều tham vọng, khao khát muốn hiểu thấu đáo toán học và vật lý. Anh sinh viên đó đã nghe nhiều buổi nói chuyện, đọc nhiều sách và đã cố tìm hiểu các cách giải và những sự kiện đã trình bày, nhưng có một câu hỏi luôn luôn ám ảnh anh ta “cách giải này là đúng thật, nhưng làm thế nào để có thể nghĩ ra một cách giải khác? Sự kiện này đã được kiểm nghiệm, nhưng làm thế nào để phát hiện ra những sự kiện như vậy? Và làm thế nào để tự mình phát hiện ra được?”. Ngày nay, tác giả dạy toán ở một trường đại học. Tác giả hy vọng rằng một số sinh viên giỏi của mình sẽ đặt ra những câu hỏi tương tự và tác giả cố làm thỏa mãn sự tò mò của họ. Chính vì cố tìm hiểu không phải cách giải một bài toán này hay bài toán khác, mà còn cả những lập luận cùng quá trình giải toán, đồng thời giải thcihs những lập luận và quá trình đó, mà tác giả đã viết cuốn sách này. Mong rằng nó có thể giúp cho các nhà giáo vẫn mong muốn phát triển khả năng giải toán của học sinh cũng như giúp các học sinh muốn phát triển khả năng giải toán của mình. 

Tuy cuốn sách này đặc biệt đáp ứng những đòi hỏi của học sinh và các thầy dạy toán, nó cũng có ích cho những ai muốn tìm hiểu đường lối và các phương tiện dẫn tới những sang kiến và phát minh. Mặt khác, vấn đề này cũng được rất nhiều người quan tâm đến. Những cột mà các báo và tạp chí phổ thông dành cho các bài đố chữ ngang dọc và những câu đố khác chứng tỏ rằng có nhiều người đã bỏ thì giờ để giải những bài toán không có lợi ích thực tế. Sau cái mong muốn giải một bài toán cụ thể có thể còn có một sự tò mò sâu sắc hơn, một sự mong muốn hiểu được những đường lối và phương tiện, lập luận và quá trình dẫn tới cách giải.

Những trang sách trong cuốn sách này, được soạn một cách khá gọn gàng và cố hết sức đơn giản, là kết quả của một sự nghiên cứu lâu dài và nghiêm chỉnh các phương pháp giải toán; việc nghiên cứu các phương pháp này là đối tượng của “nghệ thuật phát minh” bây giờ không còn thịnh hành nữa nhưng đã thịnh hành trong quá khứ xa xăm, và rất có thể có nhiều triển vọng sau này.

Cuốn sách “Giải bài toán như thế nào?” của tác giả G.Polya hiện đang có sẵn tại thư viện sách của Pschool. Kính mời Quý phụ huynh và các em học sinh tìm đọc!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *