Đề thi đại học môn ngữ văn của Trung Quốc luôn đi theo phong cách mở, không đánh giá quá nhiều năng lực học thuộc mà chú trọng đánh giá năng lực tư duy, sáng tạo. Không ít cư dân mạng Trung Quốc cho rằng đề thi văn năm nay có thể nói là muôn màu muôn vẻ, thoả sức sáng tạo, hay thú vị hơn không ít người còn đùa rằng rõ ràng ngày thi văn là tết Đoan Ngọ nhưng không khác gì Quốc Tế Lao Động, rồi đề thi văn ở tỉnh Giang Tô vừa đọc không hiểu vừa không biết làm, hoặc luyện viết ba năm văn nghị luận, cuối cùng khi thi lại phải viết một bài diễn thuyết. Theo một cuộc điều tra trên mạng của một trang web ở Trung Quốc thì trong tất cả các đề thi văn trên cả nước thì thì đề thi toàn quốc số 1 và 3 được cho là đơn giản nhất, còn đề thi ở tỉnh Giang Tô được cho là đề thi khó nhất. Các sĩ tử không chỉ cần chuẩn bị những kiến thức đã được học trên sách vở, họ còn phải biết vận dụng tư duy sáng tạo, vốn hiểu biết cá nhân mới có thể hoàng thành tốt bài thi.
Đặc biệt là ở Trung Quốc, dù bạn thi khối tự nhiên hay xã hội thì đều phải trải qua bài thi môn Ngữ Văn. Nhiều năm nay, đề thi đại học ở quốc gia này vẫn luôn được đánh giá là hết sức độc đáo và sáng tạo. Và đây chính là bộ đề Ngữ văn mang đậm phong cách Trung Quốc:
Đề thi của thành phố Thượng Hải:
– Hãy viết một bài viết với chủ đề ‘Tôi muốn nắm chặt tay bạn’.
– Dựa vào tài liệu dưới đây, tự chọn quan điểm, tự đặt đề mục, hãy viết một đoạn văn không dưới 800 từ.
Trong tâm lý mỗi một người luôn tồn tại một khía cạnh ương nghạnh, nhưng đồng thời cũng tồn tại khía cạnh yếu mềm, chúng ta làm thế nào để cùng đối đãi chúng, điều này có quan hệ gì với khả năng tạo lập và điều hoà bản ngã.
Đề thi của Bắc Kinh:
Câu 1: Viết đoạn văn tối thiểu 700 chữ về một trong hai đề tài sau:
– Có rất nhiều người anh hùng trong lịch sử Trung Quốc, hãy viết bài luận đề tài ‘Nếu tôi có một ngày bên cạnh người hùng’ – hãy chọn một nhân vật và tưởng tượng ra một ngày của anh/chị với người ấy.
– Hãy viết về một loài hoa, loài cây, con vật, món đồ – thứ tạo cảm hứng cho niềm đam mê của anh/chị.
Câu 2: Trả lời những câu hỏi sau bằng một đoạn văn không quá 150 từ:
– Cảm nhận một tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc.
– Viết một bài thơ nói về sự viên mãn.
– Hãy nhận xét về những hành vi thiếu văn minh ở thủ đô Bắc Kinh.
Đề thi tại các tỉnh Hà Nam, Hồ Bắc, Sơn Tây, Giang Tô, Thiểm Tây:
Một người cha vừa lái xe vừa nói chuyện điện thoại trên đường cao tốc. Con gái đã liên tục nhắc nhở nhưng ông không nghe. Người con liền gọi điện báo cảnh sát. Khi cảnh sát đến, người cha bị khiển trách. Việc này gây ra cuộc tranh luận sôi nổi trong cộng đồng.
Hãy viết bức thư dài 800 chữ gửi đến người cha, con gái hoặc cảnh sát.
Đề thi tại Thanh Hải, Tây Tạng, Cam Túc, Quý Châu, Nội Mông, Tân Cương, Ninh Hạ, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Vân Nam, Quảng Tây, Liêu Ninh, Hải Nam:
Có 3 nhân vật: Nhà nghiên cứu công nghệ sinh học giúp công ty mở rộng quy mô toàn cầu; Kỹ sư người Hàn không quá xuất sắc nhưng với sự kiên trì đã trở thành kỹ sư nổi tiếng thế giới; Nhiếp ảnh gia nổi tiếng trên mạng xã hội.
Bạn ngưỡng mộ ai nhất trong số họ?
Đề thi tại Phúc Kiến:
‘Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi’ (Lỗ Tấn).
Không có con đường nào là không thể đi, chỉ có con người không dám bước.
Đôi khi bạn chọn nhầm con đường nhưng nếu kiên trì đi tiếp, bạn có thể tạo ra một con đường mới.
Dựa vào ba ý kiến trên, hãy viết một bài luận với chủ đề ‘Con đường’.
Đề thi tại tỉnh An Huy:
‘Một giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào những con bướm dưới kính hiển vi. Ban đầu, các em nghĩ chúng đầy màu sắc, nhưng nhìn kỹ, họ lại nhận ra chúng thực sự không có màu’.
Hãy viết một bài luạn với chủ đề ‘Những con bướm màu sắc’.
Đề thi tại Tứ Xuyên:
Một người trung thực có thể không thông minh, một người thông minh có thể không sáng suốt. Anh/chị hãy viết bài luận về chủ đề này, bài không được ít hơn 800 từ.
Đề thi tại Trùng Khánh:
Một cậu bé lên xe bus và xin tài xế dừng xe chờ mẹ mình một chút, vài phút sau vẫn chưa thấy người mẹ đâu, hành khách phàn nàn to tiếng, cậu bé bắt đầu khóc. Một lúc sau người mẹ xuất hiện, tất cả mọi người đều im bặt – mẹ cậu bé là người khuyết tật.
Cảm nghĩ của bạn về câu chuyện này?