Sách mới dành cho các bạn yêu toán khối THPT

+Giới thiệu sách: Các dạng toán điển hình thi Học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố”, Tập 1: Hàm số, Dãy số, Bất đẳng thức
Tác giả: Phạm Văn Hoằng
Nhà xuất bản: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Năm xuất bản: 2020
Sách khổ 16×24, cm,  232 trang.
Giá bìa: 125,000 đồng.
      Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 hàng năm của các tỉnh, thành phố có ý nghĩa quan trọng và luôn được thầy, cô và các em học sinh khối trường THPT quan tâm. Tuỳ theo quy định của mỗi Sở Giáo dục và Đào tạo mà thời gian diễn ra kỳ thi này có thể từ ngay đầu năm học hay ở thời điểm nào đó của năm học, có thể thi theo hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm. Đề thi học sinh giỏi môn Toán hàng năm của các tỉnh, thành phố rất phong phú, đa dạng, đồng thời cũng là nguồn tư liệu quý giá của Toán học sơ cấp.
Bộ sách nhằm giúp các em học sinh khối THPT tiếp cận cấu trúc và mức độ kiến thức kỳ thi chọn Học sinh giỏi môn Toán cấp tỉnh, thành phố và ôn luyện có hệ thống, hiệu quả. Bộ sách được hoàn thành trên cơ sở phân tích dữ liệu các đề thi, cùng với quá trình trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi của tác giả. Bộ sách cũng hy vọng là tài liệu tham khảo hữu ích của các đồng nghiệp trong giảng dạy, ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi của trường.
Bộ sách dự kiến có 4 tập. Tập 1 chọn lọc một số bài toán điển hình về Giải tích, với các chủ đề quan trọng bậc nhất trong đề thi chọn HSG lớp 12 không chỉ của Hà Nội mà cả các tỉnh, thành phố khác: hàm số, dãy số, bất đẳng thức và phụ lục các đề thi của HN từ năm 2009 đến 2020.
Tập 1 trình bày lấy cảm hứng từ một số khái niệm vật lý và kinh tế-kĩ thuật. Mức độ kiến thức chủ yếu dành cho học sinh các trường thi HSG môn Toán cấp tỉnh, thành. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tập 1 là tư duy về sự biến thiên, tư duy về hàm số.
Để xem thông tin cập nhật  liên quan đến bộ sách, bạn đọc có thể truy cập trên trang facebook:  https://www.facebook.com/ThiHSGToanTHPT/ .  Các ý kiến đóng góp xin được gửi về email: thihsgtoanthpt@gmail.com.
Quý đồng nghiệp, phụ huynh và các em học sinh có thể mua sách:
1) tại cửa hàng giới thiệu sách của NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Số 334, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội (Chị Mùi: 0913 513 866);
tại Hệ thống Hiệu sách Nhân dân: Cơ sở số 32, Quang Trung, Hà Đông và các Hiệu sách nhân dân các huyện;
tại đơn vị liên kết xuất bản: Tổ hợp giáo dục Pschool, số 47, TT6, KĐT Văn Phú-Hà Đông, HN, điện thoại  02422 6664 999, hotline:  0985881368;
hoặc đăng ký online theo link: tại link đặt sách online( miễn phí chuyển phát bưu điện): https://docs.google.com/forms/d/1Qh8iDRT04p8j2h4grBFtZPvtE4GQ5D1O1GBSodt…
(Anh Thắng: 0985 88 1368).
Cuốn sách ngay sau khi xuất bản đã nhận được sự quan tâm, đón nhận của các thầy, cô, học sinh:
Một số chia sẻ của tác giả trên trang cá nhân:
[9/12/2020] Bản thân mình tự đặt ra một quy định rất ” tao nhã” là luôn cố gắng hoàn thiện một kết quả nào đó coi như là một quà tặng cho con trong năm đầu tiên. Đó cũng là lý do mình mạnh dạn tự đứng tên và gửi bài vào một trong những tạp chí rất uy tín về bất đẳng thức Mathematical Inequalities & Applications năm 2018 (http://mia.ele-math.com/21-45/On-the-reverse-convolution-inequalities-for-the-Kontorovich-Lebedev,-Fourier-cosine-transforms-and-applications) và may mắn được nhận đăng để tặng bạn Thỏ, và cũng là bài báo đầu tiên mình đứng riêng.
Ý tưởng về “Bộ sách Các dạng toán điển hình thi học sinh giỏi THPT cấp tỉnh, thành phố” được nhóm các anh em K49 Toán Tin, ĐHSPHN bàn bạc và lên kế hoạch. Tuy nhiên, một số bạn trong nhóm rất bận và đang nhận các trọng trách nên khó đảm bảo thời gian và tiến độ. Vì vậy, mình xin thực hiện trước tập 1 với sự cố gắng và nỗ lực riêng. Mong muốn của mình là sẽ hoàn thành trước 13/12/2020 coi như là món quà nhỏ tặng bạn Ỉn trong năm đầu tiên. Đây cũng là cuốn sách đầu tiên mình đứng tên riêng.
Thật vui là các thủ tục pháp lý đã xong, bản thảo sau nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung tạm hài lòng, sách đã được cấp mã ISBN.
Hiện nay, những bản đầu tiên đã chuẩn bị có mặt ở xưởng in.
Cảm ơn các thầy, các bạn và gia đình lắm lắmĐồng nghiệp, phụ huynh và các em học sinh có nhu cầu tìm hiểu thêm về cuốn sách có thể tham khảo tại link
[4/1/2021] Cuối tuần…tản mạn về Bất đẳng thức.
Hôm qua, gặp cậu em đang dạy chuyên toán của một trường chuyên, hai anh em cũng hay trao đổi chuyên môn. Nhân tiện, đề cập đến chủ đề bất đẳng thức trong cuốn sách mình mới xuất bản. Cũng phải thừa nhận rằng, trong các đề thi chọn học sinh giỏi cấp tinh, thành thì câu hỏi về bất đẳng thức luôn được ban ra đề xác định là câu khó nhất, nhằm phân loại và xếp các giải cao nhất. Không thể phủ nhận độ phức tạp, tính kĩ thuật và khả năng vận dụng đa dạng, sáng tạo….trong mỗi câu bất đẳng thức, nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu các biểu thức để đánh giá, ước lượng lại xuất phát từ chính các vấn đề thực tế hoặc giúp xử lý một bài toán trong lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, kinh tế…Khi đó, các bất đẳng thức sẽ thực hơn, thọ hơn và ý nghĩa nhiều hơn. Khi đó, mỗi bất đẳng thức sẽ có một câu chuyện, một lịch sử riêng…hihi
Do đó, cách tiếp cận chủ đề Bất đẳng thức, Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất trong cuốn sách này có một số điểm lưu ý:
1)Mình muốn nhìn nhận cơ bản dưới góc độ vật lý, từ đó coi mỗi đại lượng (vế trái hoặc vế phải) là một hàm trạng thái trong mặt phẳng (hai chiều ->hai biến), trong không gian (ba chiều->ba biến). Đó cũng là lý do mình chỉ tiếp cận những bất đẳng thức có hai biến, ba biến sẽ phù hợp với biểu diễn các hàm trạng thái trong không gian thực.
2) Về cách phân chia dạng bài: Ở đây,mình không chia theo phương pháp giải. Vì một bài bất đẳng thức đã xếp được vào dạng sử dụng biến đổi tương đương, bất đẳng thức Cauchy…là đã cung cấp đến 40% con đường giải quyết công việc, mà việc xác định hướng giải bài toán dạng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì vậy, mình chỉ phân dạng “hơi thô” là theo điều kiện bài toán. Trong chuyên đề này, điều kiện bài toán được khai thác tối đa, được nhìn dưới nhiều góc độ và cũng là điểm khởi đầu để bạn đọc phân tích hướng giải quyết vấn đề. Nếu coi điều kiện đã cho là “giả thiết bài toán” thì ta có thể tăng thêm giả thiết để có nhiều dữ liệu xử lý vấn đề, phác thảo các cây cầu kết nối hai bờ “giả thiết” và “kết luận” của bài toán; nếu coi điều kiện đã cho như là “điều kiện biên” của bài toán, ta sẽ dự đoán giá trị của hàm trạng thái sẽ đạt lớn nhất (nhỏ nhất); nếu coi điều kiện đã cho như là trạng thái ban đầu hoặc trạng thái tại một điểm nào đó, ta có thể đánh giá đại lượng theo một chuỗi làm trội..
3) Trong phần Bất đẳng thức, có một tiểu mục là “Hệ số điều chỉnh của bất đẳng thức”, vì đây là câu hỏi mình thấy xuất hiện trong một số đề thi (tuy cách phát biểu có khác đôi chút). Điều này rất có ý nghĩa trong nhiều vấn đề về ước lượng trong giải tích. Bản thân mình, khi nghiên cứu về vấn đề Bất đẳng thức chuẩn dạng ngược (Saitoh ngược) cũng rất khó khăn khi tìm hệ số (hàm số) điều chỉnh để nhận được kết quả kỳ vọng. Có một đại lượng, như trong Hình 3, mình không tìm được hàm điều chỉnh và cứ mở bài báo ra và gấp lại đến gần 1 năm, mãi sau đó mới nhận được một đánh giá tạm chấp nhận được (mà điều thú vị là sử dụng ngay hệ quả của BĐT Cauchy rất sơ cấp). Và, khi đó mình tự nhủ sẽ viết một kết quả nào đó về bất đẳng thức sơ cấp như một sự “tri ân”!
4) Tuy vậy, trong một đại lượng ba biến ở Hình 4, mình vẫn chưa tìm được hàm số điều chỉnh “đủ tốt”. Rất mong bạn nào có gợi ý hay, mình xin cảm ơn và hậu tạ ạ
5) Mình cũng chia sẻ với cậu ấy là sợi chỉ đỏ của cuốn sách là tư duy về hàm số, về giải tích. Phần 1: hàm số và đồ thị (mức cơ bản của đề thi), Phần 2: dãy số (mức vận dụng của đề thi), Phần 3: bất đẳng thức (mức sáng tạo của đề thi). Cậu em cũng hiểu và rất thích các tiếp cận bất đẳng thức theo hướng tiếp cận từ vật lý và còn động viên ông anh viết chuyên sâu về các bất đẳng thức xuất phát từ ứng dụng và bài toán thực tế (hic, chắc hạt giống để mùa sau, phải tích lũy đã).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *